Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống được đầu tư xây dựng theo quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chính thức khởi công từ ngày 9-3-2017
Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống được phê duyệt tại quyết định số 499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/03/2013 và quyết định chủ trương đầu tư số 2869/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 03/6/2016.
Với tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, Dự án gồm hai hợp phần chính là công trình thu – trạm bơm nước thô, nhà máy nước được quy hoạch trên diện tích gần 61,5ha tại xã Phù Đổng và xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm); tuyến ống dẫn nước sạch dài 76km phân bố trên các quận Long Biên, Hoàng Mai, các huyện Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì và một số khu vực của tỉnh Hưng Yên.
Theo quy hoạch đến năm 2020, nhà máy nước đạt công suất 300.000 m3/ngày đêm, chia thành hai kỳ đầu tư: Kỳ 1 đến tháng 10-2018 sẽ vận hành kinh doanh nhà máy với công suất 150.000 m3/ngày đêm và kỳ 2 đến năm 2020 công suất nhà máy đạt 300.000 m3/ngày đêm. Quy mô cấp nước của dự án định hướng đến năm 2030 sẽ đạt 600.000 m3/ngày đêm và tối đa đến 900.000 m3/ngày đêm vào năm 2050. Đến khi đưa vào hoạt động, nhà máy sẽ vận hành gần như tự động từ trạm thu nước đến các đường ống dẫn nước. Công nghệ xử lý này được tối ưu hiệu quả, giảm thiểu chi phí vận hành sửa chữa và tiêu thụ điện năng, hóa chất.
Chất lượng nước sau xử lý của Nhà máy nước mặt sông Đuống được bảo đảm đáp ứng 109 quy chuẩn của Việt Nam và thế giới. Đặc biệt nước sau khi xử lý có thể uống được ngay tại vòi. Ông Đỗ Văn Định cho biết, nguồn nước vào sẽ được kiểm soát chất lượng hằng ngày, độ đục của nước sẽ được xử lý thông qua hệ thống hồ lắng.
Ống dẫn nước sử dụng vật liệu chất lượng cao, chịu lực tốt được hàn kín theo công nghệ cao để vi khuẩn và các tác động bên ngoài không thể lọt vào đường ống. Hiện chủ đầu tư đã triển khai mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đến tận nhà dân như ở các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn. Về giá bán nước, nhà máy sẽ làm việc với thành phố cùng với các đơn vị phân phối để đưa ra giá hợp lý cho các bên. Mức giá bán của nhà máy sẽ dựa trên tổng mức đầu tư của dự án, trình UBND TP Hà Nội phê duyệt.
Việc triển khai dự án không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu nước sạch cho nhân dân Thủ đô Hà Nội và các vùng phụ cận mà còn là minh chứng cho việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như UBND TP Hà Nội trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thu hút nội lực của các doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội chung của Thủ đô.
Tham khảo tổng vật tư cung cấp nắp bể nước ngầm một dự án khách sạn
Đại Tín Việt Nam vừa hoàn thành dự án cung cấp nắp bể...
Cung cấp song chắn rác composite đầu năm 2020
Đầu năm 2020, Công ty Cổ phần Đại Tín Việt Nam mở hàng...
Album ảnh những sản phẩm Đại Tín cung cấp cho dự án Park City Hà Nội
Nắp bể cáp là vật dụng nhằm bảo vệ các thiết bị bên...
Cung cấp sản phẩm cho dự án khu đô thị ZenVillage
Công ty Cổ phần Đại Tín Việt Nam được vinh dự cung cấp...
Lắp đặt nắp bể cáp trên vỉa hè gói thầu mở rộng đường Phạm Văn Đồng
Công ty Đại Tín Việt Nam lắp đặt nắp bể cáp trên vỉa...
Cận cảnh công trình thi công phường Phú Lương quận Hà Đông
Phú Lương là một phường của quận Hà Đông – TP. Hà Nội....