Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1659 -1975 về Kim loại và hợp kim

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1659 -1975 về Kim loại và hợp kim – Nguyên tắc đặt ký hiệu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành vào ngày 16/10/1975 cho đến thời điểm hiện nay.

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC TCVN 1659 – 75

KIM LOẠI VÀ HỢP KIM

NGUYÊN TẮC ĐẶT KÝ HIỆU

1. QUI ĐỊNH CHUNG

1.1. Mỗi kim loại hay hợp kim phải có một ký hiệu thống nhất phù hợp với nguyên tắc đặt ký hiệu qui định thống nhất trong tiêu chuẩn này.

1.2. Ký hiệu kim loại hay hợp kim phải có tính hệ thống, chính xác rõ ràng, ngắn gọn, không gây nhầm lẫn.

2. KÝ HIỆU

2.1. Hệ thống ký hiệu kim loại và hợp kim là hệ thống ký hiệu bằng chữ và số được viết xen kẽ và lần lượt trong một ký hiệu kim loại hay hợp kim, phần chữ là phần định tính biểu thị thành phần cấu tạo của kim loại hay hợp kim, phần chỉ số là phần định lượng biểu thị hàm lượng trung bình của từng nguyên tố tương ứng đứng trước.

2.2. Phần định tính trong ký hiệu của kim loại hay hợp kim được sắp xếp theo thứ tự của các nguyên tố có tính chất ảnh hưởng quyết định đến hợp kim theo chiều giảm dần.

2.3. Phần định lượng trong ký hiệu của kim loại hay hợp kim tùy theo yêu cầu của từng loại sản phẩm, có thể không cần ghi chỉ số của phần định lượng sau một nguyên tố nào đó. Nên quy tròn các giá trị của chỉ số khi đưa vào ký hiệu nếu việc quy tròn đó không gây ra nhầm lẫn.

2.3.1. Trong ký hiệu kim loại màu, phần định lượng là phần chỉ số biểu thị số thứ tự cấp loại sản phẩm. Số thứ tự càng tăng thì hàm lượng càng giảm.

Phần định lượng cũng có thể là phần chỉ số biểu thị độ sạch tính theo phần trăm (%).

2.3.2. Trong ký hiệu hợp kim màu, chỉ số biểu thị hàm lượng trung bình của các nguyên tố theo phần trăm (%).

2.3.3. Trong ký hiệu của thép cacbon chất lượng tốt và thép cácbon dụng cụ chỉ số đứng liền sau phần ký hiệu vật liệu (C và CD) biểu thị hàm lượng cacbon trung bình theo phần vạn (%00).

Trong ký hiệu thép hợp kim, chỉ số đứng đầu ký hiệu biểu thị hàm lượng cacbon trung bình theo phần vạn (%00).

2.3.4. Trong ký hiệu thép hợp kim và gang hợp kim, chỉ số đứng liền sau mỗi ký hiệu nguyên tố hợp kim hóa biểu thị hàm lượng trung bình của nguyên tố theo phần trăm (%).

Nếu hàm lượng trung bình của nguyên tố nào xấp xỉ bằng 1% thì liền sau nguyên tố đó thường không đưa chỉ số vào ký hiệu.

2.3.5. Trong ký hiệu gang đúc, gang Mactanh, phần chỉ số đứng sau ký hiệu vật liệu biểu thị số thứ tự cấp loại sản phẩm. Cơ sở xếp loại chủ yếu dựa vào hàm lượng silic trong gang; số thứ tự càng tăng, hàm lượng silic (tính theo phần trăm) trong gang càng giảm.

2.3.6. Trong ký hiệu gang xám, phần định tính gồm 2 nhóm số Ả rập (mỗi nhóm gồm đủ hai số hạng) viết liền nhau và đứng ngay sau ký hiệu vật liệu.

Nhóm số đầu biểu thị giá trị nhỏ nhất của độ bền kéo (kG/mm2).

Nhóm số tiếp sau biểu thị giá trị nhỏ nhất của độ bền uốn (kG/mm2).

Giữa 2 nhóm số cách nhau 1 gạch ngang ngắn (-).

2.3.7. Trong ký hiệu gang graphit cầu, gang dẻo, phần định tính gồm 2 nhóm số Ả rập (mỗi nhóm gồm đủ 2 số hạng) viết liền nhau và đứng ngay sau ký hiệu vật liệu; nhóm đầu biểu thị giá trị nhỏ nhất của độ bền kéo (kG/mm­2) nhóm số tiếp sau biểu thị giá trị nhỏ nhất của độ dãn dài tương đối (%). Nếu giá trị của độ dãn dài tương đối nằm trong giới hạn hàng đơn vị thì phải thêm số không (0) vào trước chỉ số hàng đơn vị để lúc nào cũng đủ 4 chữ số phần chỉ số. Giữa 2 nhóm số cách nhau 1 gạch ngang ngắn (-).

2.4. Đối với một ký hiệu của thép cùng loại vật liệu, nhưng có quy định thành phần hóa học ở giới hạn khắt khe hơn, hoặc sử dụng phương pháp nấu luyện và tinh luyện khác để cải tiến chất lượng của vật liệu tốt hơn so với vật liệu cùng loại thì cuối ký hiệu của thép có ghi chữ A.

Trong ký hiệu thép cacbon thông thường và thép cacbon chất lượng tốt sau phần chỉ số (biểu thị độ bền kéo hay phần trăm hàm lượng cacbon) dùng chữ s để ký hiệu thép sôi và chữ n để ký hiệu thép nửa lặng.

Đối với thép lặng, không cần ghi chú thêm chữ vào ký hiệu.

2.5. Dùng các chữ cái đứng trước ký hiệu để biểu thị loại vật liệu:

G          ký hiệu              gang

GX       –                       gang xám

GZ        –                       gang dẻo

GC       –                       gang graphit cầu

GĐ       –                       gang đúc

GM       –                       gang Mactanh

C          –                       thép cacbon chất lượng

CT        –                       thép cacbon thông thường

CD       –                       thép cacbon dụng cụ

OL        –                       thép ổ lăn

E          –                       thép kỹ thuật điện

L          –                       Latông (hợp kim đồng – kẽm)

B          –                       Brông (hợp kim đồng trừ Latông)

5/5 - (1 bình chọn)

0912.209.525
Tư vấn miễn phí

Yêu cầu báo giá
Thông báo qua email