Tại sao lại xảy ra một số trường hợp nắp hố ga phát nổ ?

Trong thời gian qua, tại một số địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa…xảy ra tình trạng một số trường hợp nắp hố ga phát nổ gây hoang mang cho người lưu thông trên đường phố.

Nguyên nhân nắp hố ga phát nổ

Nguyên nhân chính đều bắt nguồn từ khí dễ cháy và phát nổ là Mê tan tích tụ dưới hố ga lâu ngày, gặp lực tác động từ phía trên gây ra vụ nổ. Nhiều vụ nổ khác cũng được giả định nguyên nhân tương tự.

Có một điểm chung, hầu hết các vụ nổ đều xảy ra vào mùa mưa. Do đó, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi đưa ra 05 nguyên nhân chính:

  • Do những ngày qua trời mưa lớn đã dồn khí trong lòng cống gây nổ nắp hầm ga. Khí mê-tan là loại tích tụ lớn nhất và tăng mạnh trong mùa mưa. Khi lượng khí bị tích tụ quá lớn sẽ tạo áp lực mạnh và nếu nắp hố ga không đủ độ nén hoặc quá kín sẽ gây ra hiện tượng nổ, thậm chí bật nắp.
  • Hố ga lâu ngày không được thông nên tích tụ khí dễ cháy.
  • Thiết kế nắp hố ga có các lỗ thoát khí ở phần nắp không đủ lớn trong khi lưu lượng khí phát sinh đột ngột đã làm áp lực tăng mạnh và do không thoát kịp nên gây nổ.
  • Hệ thống lắp đặt điện dưới lòng đường bị chập.
  • Sai sót trong khâu sửa chữa sản phẩm, vì khi sửa chữa các tia lửa điện từ máy khoan nhiều người không để ý sẽ bị rò rỉ rơi xuống dưới các tác động hóa học có thể phát nổ ngay lập tức.

Giải pháp khắc phục nắp hố ga phát nổ

  • Giải pháp tạm thời nhất là nhiều địa phương thực hiện là phương pháp đục lỗ tạo lối thoát khí ở những nắp hố ga chưa thể khắc phục triệt để hiện tượng trên.
  • Sử dụng phần nắp thiết kế dạng lưới nhằm tăng khả năng thoát khí và tiến hành thay các nắp ga kín bằng nắp ga hở để tạo thoát khí trong lòng cống.
  • Giải pháp căn cơ để xử lý là phải làm một hệ thống thoát khí ngang ở từng hố ga, đường ống thoát khí thể được thiết kế bằng chất liệu gang hoặc nhựa, đường kính tối thiểu phải đạt 60 cm.. Với giải pháp này, đường ống thoát khí sẽ được thiết kế theo hình chữ L, một đầu nối vào hố ga và đầu còn lại cho chạy dọc dưới lòng đất theo hướng ra phía thảm cỏ ở ven bờ kênh nhằm tạo thành một vòi thoát khí.
  • Khi sửa chữa cần chú ý đến an toàn, nắp hố cần được mở ra từ 30 – 40 phút cho các khí độc trong hố thoát ra hết để đảm bảo cho quá trình sữa chữa diễn ra một cách thuận tiện nhất.
  • Quy trình lắp hố ga, thiết kế hố và khuôn nắp hố phải được thực hiện một cách đúng quy chuẩn theo đúng trình tự của bản vẽ thiết kế được giao.
  • Rác thải cần được vứt đúng nơi quy định không được xả ra xuống hố một cách vô tội vạ.

Cần nghiên cứu để xây dựng phương án hạn chế nắp hố ga phát nổ

Hầu hết giả thiết lưu đọng khí mê-tan trong các hố ga gây nổ là có cơ sở. Tuy nhiên, cũng chưa thể khẳng định đó là nguyên nhân tất cả các vụ nắp hố ga phát nổ gần đây.

Nước thải sinh hoạt thường chứa rác và chất thải hữu cơ sản sinh ra khí mê-tan lưu đọng trong hệ thống thoát nước, hố ga. Khi gặp áp suất lớn sẽ gây ra nổ. Vì thế nắp hố ga thường được thiết kế có lỗ thông khí. Tuy nhiên, hầu hết các nắp hố ga đều bị rác thải, đất đá bít lỗ nên khí không có đường thoát.

Sở dĩ các vụ nổ thường xảy ra vào mùa mưa là vì lưu lượng nước lớn, bùn đất chứa chất thải trong cống rãnh nhiều, sinh ra khí nhiều hơn. Đặc biệt lưu lượng dòng chảy lớn, sục xoáy liên tục khiến lượng khí thoát lên và ngưng tụ nhiều hơn.

Tuy nhiên, không thể chủ quan khẳng định tất cả các vụ nổ đều do khí mê-tan gây ra. Các cơ quan hữu quan cần tổ chức các cuộc khảo sát, nghiên cứu nghiêm túc để xác định nguyên nhân (hoặc nhóm nguyên nhân) để xây dựng phương án phòng tránh rủi ro.

 

Công ty Cổ phần Đại Tín Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)

0912.209.525
Tư vấn miễn phí

Yêu cầu báo giá
Thông báo qua email