Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã Việt Nam

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã/phường Việt Nam trong trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, các ngành và các địa phương cùng với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế nên nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật như hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, thu gom và xử lý chất thải rắn của các điểm dân cư nông thôn đã được đầu tư xây dựng, cải tạo và phát triển.

Sự phát triển của hệ thống các điểm dân cư nông thôn vừa qua trong đó có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước nâng cao chất lượng điểm dân cư nông thôn, từng bước cải thiện đời sống của người dân, góp phần xãa đói giảm nghèo tạo lập một nền tảng phát triển bền vững.

Vốn đầu tư cho việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật: vốn ngân sách, nguồn vốn ODA, nguồn vốn tài trơ, nguồn vốn vay, nguồn vốn tư nhân…Tuy nhiên do nguồn vốn hiện hạn chế, chậm và lâu trong việc thu hồi vốn nên tính hấp dẫn của đầu tư hạ tầng kỹ thuật không cao đầu tư tư nhân mới chỉ chiếm 15 % tổng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong đó có hạ tầng kỹ thuật.

Lắp đặt nắp hố ga tại Thái Bình góp phần cải thiện tình trạng ngập úng tại các khu đô thị

Về xây dựng và khai thác sử dụng:

Mặc dù được quan tâm đầu tư nhưng các công trình hạ tầng kĩ thuật vẫn còn thiếu hoặc xuống cấp nghiêm trọng.

Giao thông: Giao thông nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi trong khai thác sử dụng của giai đoạn mới. Đường giao thông bên trong và bên ngoài các điểm dân cư nông thôn còn nhiều hạn chế. Hiện tượng trẻ en phải bơi/đu dây qua sông để đến trường tuy không phổ biến nhưng vẫn có. Giao thông nội đồng chưa đáp ứng nhu câu sản xuất, nhiều nơi xe cơ giới cỡ nhỏ còn chưa tiếp cận được các cánh đồng.

Cấp nước: Phần lớn dân cư nông thôn chưa tiếp cận được nguồn nước máy

Thoát nước: Nước thải phần lớn chưa được xử lý, chảy thẳng ra sông, hồ gây ô nhiễm môi trường. Ở nông thôn hầu như chưa có hệ thồng thoát nước .

Thu gom và xử lý chất thải rắn:

Công tác quản lý chất thải rắn tại các điểm dân cư nông thôn hiện còn nhiều bất cập. Việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn tại khu vực nông thôn chủ yếu do các tổ vệ sinh môi trường của thôn tổ chức thu gom và tự thu phí để hoạt động. Đối với các xã ven đô của các đô thị lớn thì của Công ty môi trường đô thị thu gom và vận chuyển đến các bãi chôn lấp để xử lý. Bên cạnh đó tại một số địa phương có các đơn vị tư nhân cùng tham gia vào công tác thu gom và xử lý chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư và trung tõm cụm xã nông thôn.

Tại hầu hết các điểm dân cư nông thôn, đảm nhiệm việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn trong khu vực do tổ vệ sinh môi trường của các xã đảm nhiệm. Rác thải được thu gom bằng các xe cải tiến sau đó đổ tại các bãi đất trống nên đang gây ô nhiễm môi trường trong khu vực. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn bình quõn tại các điểm dân cư nông thôn đạt 40-55%.

Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác:

  • Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm: Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm hầu như chưa phát triển, việc xây dựng còn gặp nhiều khó khăn trong công nghệ, chất lượng, quản lý…
  •  Nghiã trang: Diện tích đất nghĩa trang của chúng ta rất lớn, việc vệ sinh môi trường tại các địa điểm chưa đảm bảo theo các tiêu chuẩn đặt ra.

 

Đánh giá

0912.209.525
Tư vấn miễn phí

Yêu cầu báo giá
Thông báo qua email